ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG ENZYME TRONG KHẨU PHẦN CÓ KHOAI MỲ ĐẾN TỶ LỆ TIÊU HÓA VÀ SINH TRƯỞNG CỦA HEO THỊT (P1)
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong dinh dưỡng động vật dạ dày đơn nói chung và heo nói riêng việc bổ sung các chế phẩm enzyme trong khẩu phần được ứng dụng khá rộng rãi. Tác dụng chính của chúng là cải thiện khả năng tiêu hóa các chất dinh dưỡng và hạn chế tới mức thấp nhất tác hại của các chất kháng dinh dưỡng từ đó góp phần nâng cao hiệu quả của việc sử dụng thức ăn và giảm giá thành sản phẩm. Không phải tất cả các chất dinh dưỡng mà con vật ăn vào đều được tiêu hoá hết, nhất là các chất xơ. Xơ là thành phần nằm trong thành tế bào thực vật mà enzyme tiêu hóa nội sinh của gia súc không thể tiêu hóa được. Theo Migan Choc (1999), thành phần của xơ chủ yếu là các chất carbonhydrat không phải tinh bột (non-starch polysaccharide - NSP). Các chất này bao gồm tất cả các loại carbonhydrat không phải là tinh bột, mà đáng chú ý như: β - glucans, arabinoxylans, cellulose. β - glucans là một loại đường đa mạch thẳng được tạo nên từ các đường glucose với liên kết β - 1-3, 1-4 glucoside, chúng có nhiều trong các loại ngũ cốc. Arabinoxylans (pentosans) là một loại đường đa phức tạp mạch nhánh kết hợp từ hai loại đường đơn arabinose và xylose bằng liên kết β - 1-3, 1-4 glucoside, loại này có nhiều trong lúa mạch, lúa mì, bắp. Theo nhiều tác giả thì cứ tăng 1% xơ trong khẩu phần sẽ làm giảm 3% năng lượng tiêu hoá được. Ngoài ra chất xơ còn có các tác hại trong vấn đề tiêu hóa và hấp thu như:
- Ngăn cản việc tiếp xúc các enzyme tiêu hóa nội sinh của heo phá vỡ thành tế bào của thức ăn để giải phóng các chất dinh dưỡng. Vị trí chất xơ trên vách tế bào tạo tác động “hộp”, đây là rào cản đối với enzyme nội sinh của heo, gây tác động không tốt lên khả năng tiêu hóa tinh bột và protein bên trong tế bào (Tan,1999).
- Làm tăng lượng nước lưu giữ trong thức ăn, dẫn đến làm giảm lượng thức ăn ăn vào của heo. Các chất xơ hòa tan và không hòa tan có khuynh hướng giữ nước, nó làm ảnh hưởng đến các tác nhân vật lý trong đường ruột như tỷ lệ rỗng bao tử và tỷ lệ các chất đi qua ruột non (Partridge, 1997).
- Làm tăng độ nhờn của dưỡng trấp, dẫn đến giảm khả năng tiêu hóa thức ăn. Dương Thanh Liêm và ctv (2002) cho biết các chất xơ hòa tan làm tăng độ nhờn trong ruột heo, từ đó làm giảm khả năng tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất trong thức ăn.
- Làm tăng tiết nước bọt và các enzyme tiêu hóa nội sinh (như trypsin, chymotrypsin, lipase và amylase) có nghĩa là làm hao hụt chất dinh dưỡng của cơ thể.
Để giải quyết vấn đề này, hiện nay ở các nước có nền chăn nuôi phát triển, và nhiều nghiên cứu người ta thường sử dụng enzyme tổng hợp gồm xylanase; cellulose; alpha-amilase; protease vào trong khẩu phần ngũ cốc có tác dụng đáng kể trong việc cải thiện tăng trọng, giảm chi phí thức ăn, nâng cao tỷ lệ tiêu hóa năng lượng, protein và axít amin trong khẩu phần so với không bổ sung (Gdala et al., 1997; Yin et al., 2000; Barrera et al., 2003). Ở Việt nam hiện nay có nhiều cơ sở sử dụng các loại enzyme nhập nội nhưng chưa đánh gía được hiệu quả về việc sử dụng enzyme trong khẩu phần thức ăn cho gia súc. Để đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung enzyme vào các khẩu phần cơ sở khác nhau cho heo thịt trên nền thức ăn sẵn có ở Việt nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này.
Mục đích:
Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung enzyme tổng hợp vào khẩu phần có sử dụng khoai mì đến tỷ lệ tiêu hóa và khả năng sinh trưởng của heo thịt.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Vật liệu
- Heo lai sau cai sửa (Duroc, Yorkshire và Landrace)
- Kemzyme V Dry và TOP Dry của công ty Kemin thành phần gồm: Alpha Amilase, Protease, Xylana và Cellulase. Tác dụng tăng tiêu hóa xơ, tinh bột, protein, cải thiện tăng trọng, nâng cao hiệu qủa sử dụng thức ăn, cải thiện chất lượng thịt và tăng sức đề kháng.
- Các nguyên liệu phối trộn khẩu phần: Bắp, khoai mì, cám gạo, khô dầu đậu nành, dầu đậu nành, DCP, bột sò, premix,…
2.2 Phương pháp
2.2.1 Xác định giá trị năng lượng tiêu hóa và tỷ lệ tiêu hóa protein
- Thí nghiệm được tiến hành gồm:
(1) Xác định giá trị năng lượng tiêu hóa và tỷ lệ tiêu hóa protein toàn phần bằng phương pháp thu phân tổng số và sử dụng chất chỉ thị là chất khoáng không tan trong axít (AIA).
(2) Xác định giá trị năng lượng tiêu hóa và tỷ lệ tiêu hóa protein hồi tràng bằng phương pháp giết thú và sử dụng chất chỉ thị là chất khoáng không tan trong axít (AIA) theo Crampton and Harris (1969).
Thiết kế thí nghiệm
Thí nghiệm |
NT 1 0% KM |
NT 2 0% KM |
NT 3 0% KM |
NT 4 30% KM* |
NT 5 30% KM* |
V Dry |
- |
- |
500 g/tấn |
- |
- |
TOP Dry |
- |
500 g/tấn |
- |
- |
500 g/tấn |
- NT = Nghiệm thức; KM = Khoai mì
(*) Tỷ lệ (%) khoai mì thay thế bắp trong khẩu phần
Thí nghiệm gồm 20 heo đực thiến có trọng lượng bình quân khoảng 23 kg /con được nhốt vào 20 củi làm thí nghiệm tiêu hóa, gồm 5 nghiệm thức (NT), 4 heo /nghiệm thức (5x4). 5 khẩu phần được phân phối ngẫu nhiên vào 5 nghiệm thức, lặp lại 4 lần. Thời gian thí nghiệm là 16 ngày, trong đó ngày thứ 1 đến 8 làm quen với thức ăn thí nghiệm. Vào ngày thứ 8 oxýt sắt được trộn vào thức ăn 20g/heo để đánh dấu, khoảng 24 giờ sau khi cho heo ăn lúc nào thấy phân có màu đỏ thì sẽ tiến hành thu phân, đến ngày thứ 13 oxýt sắt sẽ được trộn lặp lại vào thức ăn lúc nào trông thấy phân có màu đỏ thì sẽ ngưng việc thu phân, ngày thứ 14 & 15 không thu phân và ngày thứ 16 tiến hành giết mổ toàn bộ heo thí nghiệm để thu dịch tiêu hóa ở vị trí hồi tràng.
- Địa điểm: Tại Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện Chăn nuôi Bình Thắng
- Thời gian: từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2008
Phương pháp lấy mẫu và phân tích
Tính toán kết quả
- Tỷ lệ tiêu hóa toàn phần
(Tổng dd ăn vào - Tổng dd thải ra)
Tỷ lệ tiêu hóa (%) = --------------------------------------------- x 100
Tổng dd ăn vào
- Tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng
% AIA trong TĂ Dinh dưỡng trong phân
Tỷ lệ tiêu hóa (%) = 1 - 1 x ----------------------- x --------------------------- x 100
% AIA trong phân Dinh dưỡng trong thức ăn
- Giá trị năng lượng tiêu hóa (DE) = Giá trị năng lượng thô (GE) trong thức ăn X Tỷ lệ tiêu hóa năng lượng (%).
2.2.2 Thí nghiệm sinh trưởng trên heo thịt
- Thí nghiệm được thiết kế theo mẫu hoàn toàn ngẫu nhiên với tổng số 525 heo 60 ngày
tuổi được phân bổ ngẫu nhiên vào 7 lô thí nghiệm với 5 lần lặp lại (15 heo / lô). Trọng lượng heo
thí nghiệm sẽ được cân ở 60 ngày tuổi (bắt đầu làm thí nghiệm), 116 ngày tuổi (giữa kỳ) và 172
ngày tuổi (cuối kỳ).
Thiết kế thí nghiệm:
Thí nghiệm |
TN1 0% KM |
TN2 0% KM |
TN3 0% KM |
TN4 30% KM* |
TN5 30% KM* |
TN6 50% KM* |
TN7 50% KM* |
V Dry |
- |
- |
500 g/tấn |
- |
- |
- |
- |
TOP Dry |
- |
500 g/tấn |
- |
- |
500 g/tấn |
- |
500 g/tấn |
- TN = Thí nghiệm; KM = Khoai mì
(*) Tỷ lệ (%) khoai mì thay thế bắp trong khẩu phần
Địa điểm và thời gian thí nghiệm
- Địa điểm: Trại Chăn nuôi heo Thống Nhất - Củ Chi - Tp. Hồ Chí Minh
- Thời gian: Từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2008
Các chỉ tiêu theo dõi của thí nghiệm
- Tăng trọng qua từng giai đoạn
- Khả năng thu nhận thức ăn bình quân (g/con/ngày)
- Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ)
- Chi phí thức ăn cho mỗi kg tăng trọng của heo.
2.3 Xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý thống kê phân tích ANOVA trên phần mềm MINITAB 13.3
(còn nữa)