ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG ENZYME TRONG KHẨU PHẦN CÓ KHOAI MỲ ĐẾN TỶ LỆ TIÊU HÓA VÀ SINH TRƯỞNG CỦA HEO THỊT (P2)

27/01/2014 9:42:43 SA
Tác giả: Tác giả: Lã Văn Kính, Đoàn Vĩnh, Phạm Ngọc Thảo và Phạm Huỳnh Ninh Hai thử nghiệm được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc bổ xung enzyme lên tỉ lệ tiêu hóa thức ăn tổng số và sinh trưởng của heo.

 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Xác định giá trị năng lượng tiêu hóa và tỷ lệ tiêu hóa protein cúa các khẩu phần

3.1.1 Xác định giá trị năng lượng tiêu hóa và tỷ lệ tiêu hóa protein toàn phần:

Bảng 1. Giá trị DE và tỷ lệ tiêu hóa protein toàn phần bằng pp thu phân tổng số

Dưỡng chất                       NT 1             NT 2             NT 3             NT 4             NT 5              P

Vật chất khô (%)              78,00b              80,50ab              83,50a              79,25b              80,75ab            0,014

Giá trị Năng lượng           3429b                3465b                3587a               3503ab               3469b             0.005

tiêu hóa (kcal)

Protein thô (%)                 76,50b              78,50ab              81,75a              76,75b              78,50ab            0,018

 

-     Các số trung bình trong cùng một hàng mang các chữ khác nhau sai khác có ý nghĩa

thống kê (P<0,05)

 

-     NT =Nghiệm thức

Kết quả ở bảng 1 cho thấy khi có bổ sung enzyme cả V Dry và TOP Dry vào khẩu phần cơ bản là bắp-khô nành cũng như khẩu phần có sử dụng khoai mì đã cải thiện tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô, protein và giá trị năng lượng tiêu hóa. Đối với khẩu phần cơ bản là bắp có bổ sung V Dry cao nhất và sai khác có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức 1 (khẩu phần sử dụng bắp và khô nành) và nghiệm thức 4 (khẩu phần sử dụng khoai mì), tuy nhiên đối với nghiệm thức 4 ngoại trừ giá trị năng lượng. (P<0,05).

Tuy nhiên, tính toán theo phương pháp chất chỉ thị (AIA) kết quả ở bảng 2 diễn biến lại theo chiều ngược lại. Tỷ lệ tiêu hóa VCK, năng lượng và protein tốt nhất ở nghiệm thức 1 khẩu phần cơ bản là bắp-khô nành, sai khác rõ rệt so với khẩu phần có sử dụng khoai mì không bổ sung enzyme (NT4) và có bổ sung enzyme TOP Dry ngoại trừ tỷ lệ tiêu hóa protein (NT5). Nhận xét chung là tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng tính theo phương pháp thu phân tổng số có xu hướng thấp hơn so với phương pháp chất chỉ thị AIA; tỷ lệ tiêu hóa ở khẩu phần có thay thế bắp bằng 30% khoai mì thấp hơn so với khẩu phần không sử dụng khoai mì và có bổ sung enzyme.

Bảng 2. Giá trị DE và tỷ lệ tiêu hóa protein toàn phần bằng pp chất chỉ thị AIA

Dưỡng chất                       NT 1             NT 2             NT 3             NT 4             NT 5             P

Vật chất khô (%)              82,75a              82,00ab              81,00b              79,25c              80,99bc           0,008

Giá trị Năng lượng            3602a                3516b                3488b               3510b                3478b            0,001

tiêu hóa (kcal)

Protein thô (%)                 85,25a              83,50ab              82,75b              83,25b             83,42ab           0,008

-     Các số trung bình trong cùng một hàng mang các chữ khác nhau sai khác có ý nghĩa

 

thống kê (P<0,05)

3.1.2 Xác định giá trị năng lượng tiêu hóa và tỷ lệ tiêu hóa protein hồi tràng

Bảng 3: Giá trị năng lượng tiêu hóa và tỷ lệ tiêu hóa protein hồi tràng

Dưỡng chất                       NT 1             NT 2             NT 3             NT 4             NT 5             P

Giá trị Năng lượng            3227             3334             3211             2964             3052          0.097

tiêu hóa (kcal)

Protein thô (%)                71,57ab              75,23a               75,21a               68,80b             73,12ab           0,006

-     Các số trung bình trong cùng một hàng mang các chữ khác nhau sai khác có ý nghĩa

thống kê (P<0,05) 

 

Giá trị năng lượng tiêu hóa và tỷ lệ tiêu hóa protein hồi tràng được thể hiện ở bảng 3. Cho thấy không có sai khác thống kê về giá trị năng lượng tiêu hóa giữa các nghiệm thức. Tuy nhiên, có xu hướng giá trị năng lượng tiêu hóa ở những khẩu phần không sử dụng bột khoai mì cao hơn so với những khẩu phần có sử dụng bột khoai mì và việc bổ sung enzyme trong khẩu phần không có tác dụng cải thiện giá trị năng lượng tiêu hóa hồi tràng. Trong khi đó, tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng protein của khẩu phần không sử dụng bột khoai mì nhưng có bổ sung enzyme (Top và V dry) cao hơn rõ rệt so với khẩu phần có sử dụng bột khoai mì nhưng không bổ sung enzyme (NT4). 

3.2 Kết quả thí nghiệm sinh trưởng

3.2.1 Trọng lượng và tăng trọng bình quân của heo thí nghiệm

Kết quả trọng lượng và tăng trọng của heo ở giai đoạn sinh trưởng (bảng 4) có xu hướng giảm dần theo tỷ lệ tăng dần khi thay thế bắp trong khẩu phần bằng khoai mì, thấy rõ nhất ở lô thínghiệm 6 (50%), thấp hơn lô thí nghiệm 1 là khẩu phần sử dụng bắp (7%) và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Tuy nhiên khi các lô thí nghiệm có bổ sung enzyme cả V Dry và TOP Dry đều cho tăng trọng cao hơn so với lô không bổ sung. Cụ thể là việc bổ sung enzyme Top Dry trong khẩu phần cơ bản bắp giúp cải thiện 2,3% tăng trọng bình quân (P>0,05). Nhưng đối với lô bổ sung enzyme V Dry trong khẩu phần cơ bản bắp thì tăng trọng bình quân tăng 4,7% và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

 

 Bảng 4 Trọng lượng và tăng trọng của heo thí nghiệm

 

Chỉ tiêu

TN1

TN 2

TN3

TN4

TN5

TN6

TN7

P

TL 60 NT (kg/con)

20.23

20.13

20.27

20.30

20.18

20.16

20.321

0.73

TL 116 NT (kg/con)

54,53b

55,15ab

56,13a

52,59c

54,65b

51,92c

53,60bc

0,01

TL 172NT (kg/con)

95,48b

96,93ab

98,07a

91,73cd

95,03bc

90,23d

93,01c

0,01

TTBQ sinh trưởng (g/con/ngày)

612bc

626b

641a

577d

616bc

565e

594c

0,01

TTBQ vỗ béo (g/con/ngày)

731b

746a

749a

699cd

721b

684d

704c

0,01

TTBQ cả kỳ TN (g/con/ngày)

672b

686ab

695a

638d

668bc

625e

649c

0,01

-     Các số trung bình trong cùng một hàng mang các chữ khác nhau sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

 -     TL = Trọng lượng; TTBQ = Tăng trọng bình quân; TN = Thí nghiệm

               Tuy nhiên tác dụng của enzyme TOP Dry được thể hiện rõ nét hơn đối với những lô sử dụng khoai mì thay thế cho bắp rõ rệt nhất đối với lô thay thế bắp 50% khoai mì  (P<0,05). Điều này cho thấy việc sử dụng enzyme tổng hợp đã giúp cho việc tổng hợp men nội và ngoại sinh giúp cho việc tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng cho heo. Đặc biệt ở giai đoạn sinh trưởng thì khả năng tiếp nhận chất xơ thấp hơn heo trưởng thành và heo nái điều này trùng với nhận xét của Adams (2001), do đó việc bổ sung enzyme tăng khả năng phân giải chất xơ giúp tăng khả năng hấp thu dưỡng chất cho heo.

          Ở giai đoạn vỗ béo cũng có cùng quy luật như ở giai đoạn sinh trưởng nhưng có nét khác hơn ở giai đoạn sinh trưởng là đối với các lô có sử dụng khoai mì và bổ sung enzyme TOP Dry đã cải thiện tăng trọng hơn so với giai đoạn sinh trưởng. Điều này chứng tỏ rằng trong giai đoạn vỗ béo tác dụng của enzyme vào khả năng tiêu hóa tinh bột và cung cấp năng lượng cho heo tốt hơn giúp cho heo tăng trọng tốt hơn. Tính chung cho cả kỳ thí nghiệm kết quả cho thấy việc bổ sung enzyme Top Dry trong khẩu phần cơ bản bắp giúp cải thiện 2,1% tăng trọng (P>0,05) nhưng đối với việc bổ sung enzyme V Dry cải thiện 3,4% tăng trọng bình quân 3,4% và có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05). Khi thay thế 30% và 50% bắp bằng khoai mì đã làm giảm tăng trọng của heo tương ứng là 5% và 7%, sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,01). Tuy nhiên khi bổ sung thêm enzyme TOP Dry đã giúp cải thiện có ý nghĩa về tăng trọng bình quân 4,7% đối với lô sử dụng 30% khoai mì và 3,8%, những sai khác này có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05). 

3.2.2 Khả năng thu nhận thức ăn, hiệu quả sử dụng thức ăn và chi phí thức ăn

Khả năng thu nhận thức ăn của heo thí nghiệm kết quả được thể hiện ở bảng 5 cho thấy khi thay thế bắp bằng khoai mì cả tỷ lệ 30% và 50% đều làm giảm khả năng thu nhận thức ăn của heo. Tuy nhiên khi có bổ sung enzyme vào thì đã làm tăng khả năng ăn vào của heo và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Điều này theo chúng tôi nhận thấy tác động của enzyme đã cùng với enzyme nội sinh tăng khả năng phân giải tinh bột giúp cho heo tăng tính ngon miệng
làm tăng khả năng ăn vào. 

Bảng 5.  Hệ số chuyển hóa thức ăn và chi phí thức ăn

Chỉ tiêu

TN1

TN 2

TN3

TN4

TN5

TN6

TN7

P

TĂĂV sinh trưởng (g/con/ngày)

1559b

1566ab

1581a

1517d

1566ab

1524cd

1540bc

0.01

TĂĂVvỗ béo
(g/con/ngày

2244b

2270a

2260ab

2205cd

2232bc

2194d

2216c

0,01

TĂĂV bình quân(g/con/ngày)

1901b

1918a

1920a

1861d

1899b

1859d

1878c

0.01

HSCHTĂ sinh trưởng (kg/kgTT )

2,55b

2,51ab

2,47a

2,63c

2,54b

2,70 d

2,59bc

0.01

HSCHTĂ vỗ béo (kg/kg TT )

3,07b

3,04ab

3,02a

3,15c

3,10bc

3,21d

3,15c

0.01

HSCHTĂ cả kỳ TN (kg/kg TT)

2,83b

2,80ab

2,77a

2,92cd

2,84bc

2,98d

2,89c

0,01

Chi phí TĂ / kg TT (đồng)

17128bc

16992ab

16800a

17631d

17247c

17977e

17543d

0.01

-     Các số trung bình trong cùng một hàng mang các chữ khác nhau sai khác có ý nghĩa

thống kê (P<0,05)

 -     TĂĂV = Thức ăn ăn vào; HSCHTĂ = Hệ số chuyển hóa thức ăn

             Kết quả về hiệu quả sử dụng thức ăn ở bảng 3 thể hiện rõ hơn khi heo ăn khẩu phần cho tăng trọng cao thì hệ số chuyển hóa thức ăn thấp. Kết quả cụ thể là bổ sung enzyme Top Dry trong khẩu phần cơ bản bắp có hệ số chuyển hóa thức ăn giảm 1,1%. Nhưng đối với enzyme V Dry có hệ số chuyển hóa thức ăn giảm 2,1%, sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Khi thay thế 30% bắp trong khẩu phần bằng khoai mì có hệ số chuyển hóa thức ăn cao hơn tới 3,2% và 5,3% khi tăng tỷ lệ thay thế khoai mì lên 50%, sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Tuy nhiên khi bổ sung enzyme TOP Dry vào các khẩu phần thay thế khoai mì thì ở mức 30% giảm 2,7% hệ số chuyển hóa thức ăn và ở mức 50% giảm 3% hệ số chuyển hóa thức ăn. 

 

Kết quả về chi phí thức ăn cho kg tăng trọng được thể hiện ở bảng 3, cụ thể là các khẩu phần cơ bản bắp có bổ sung Top Dry có xu hướng làm giảm chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng, sự sai khác này là không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên khi bổ sung V Dry lại làm giảm có ý nghĩa chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng so với không sử dụng enzyme. Khi thay thế 30% bắp trong khẩu phần bằng khoai mì đã làm tăng 2,9% chi phí thức ăn. Nhưng cùng ở mức thay thế 30% bắp bằng khoai mì trong khẩu nhưng có bổ sung Top Dry đã giúp giảm 2,2% chi phí thức ăn. Ở mức thay thế 50% bắp trong khẩu phần bằng khoai mì đã làm tăng tới 5% chi phí thức ăn, nhưng khi có bổ sung 0,05% Top Dry đã giúp giảm 2,4% chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng so với không bổ sung. Những sai khác này cũng hoàn toàn có ý nghĩa thống kê. 

 

4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1 Kết luận

1.  Bổ sung enzyme V Dry vào khẩu phần bắp-khô nành đã cải thiện tương ứng 7%; 5%; 6,8% tỷ lệ tiêu hóa VCK, năng lượng và protein. Bổ sung enzyme Top Dry vào khẩu phần thay thế bắp bằng 30% khoai mì đã cải thiện 2,3% tỷ lệ tiêu hóa protein.

2.  Việc bổ sung 0,05% Enzym Top Dry và V Dry trong khẩu phần cơ bản bắp giúp cải thiện tương ứng 2% và 3,4% tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn giảm tương ứng là 1% và 2%.

3.  Khi thay thế bắp trong khẩu phần bằng khoai mì với tỷ lệ 30% và 50% đã làm giảm tương ứng là 5% và 7% tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn cao hơn tương ứng 3,2% và 5,3% so với khẩu phần cơ bản là bắp. Nhưng khi có bổ sung 0,05% enzyme TOP Dry vào thì tăng trọng cao hơn tương ứng là 4,7% và 3,8%, hệ số chuyển hóa thức ăn thấp hơn tương ứng là 2,7% và 3%, đối với khẩu phần thay thế bắp bằng 30% khoai mì có bổ sung TOP Dry có tăng trọng và hệ số chuyển hóa thức ăn tương đương với khẩu phần cơ bản là bắp.

4.  Khẩu phần cơ bản là bắp khi có bổ sung 0,05% enzyme V Dry có chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng thấp nhất thấp hơn khẩu phần đối chứng là 328 đồng. Khi thay thế 30% bắp bằng khoai mì có bổ sung 0,05% enzyme TOP Dry chi phí thức ăn tương đương với khẩu phần cơ bản là bắp.

5.  Thay thế bắp trong khẩu phần của heo thịt bằng 30% khoai mì có bổ sung 0,05% enzyme TOP Dry cho kết quả về tăng trọng và hiệu quả sử dụng thức ăn tốt cải thiện được chi phí thức ăn. 

4.2 Đề nghị

Khuyến cáo thay thế bắp trong khẩu phần của heo thịt bằng khoai mì từ 30% - 50% có bổ sung 0,05% enzyme TOP Dry để giảm chi phí thức ăn khi giá khoai mì thấp.