Yếu tố dinh dưỡng trong chăn nuôi heo

23/10/2013 11:54:32 SA
Giá trị sinh vật học của protein phụ thuộc vào loại thức ăn (protein động vật cao hơn thực vật) vào loại gia súc sử dụng thức ăn, vào phương pháp chế biến sử dụng thức ăn. Có hai biện pháp chính nhằm nâng cao giá trị sinh vật học của protein trong thức ăn.
1. Thức ăn dành cho heo
- Thức ăn đậm đặc

Thức ăn đậm đặc là loại thức ăn đã được chế biến sẵn, có ít nhất từ ba nguồn nguyên liệu, phối hợp theo những công thức nhất định, đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho từng đối tượng vật nuôi, độ tuổi, năng suất sản phẩm khác nhau.
Hiên nay thức ăn đậm đặc đã trở nên phổ biến không chỉ trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, mà cả cho thuỷ sản, động vật quý hiếm khác.
* Đặc điểm của thức ăn đậm đặc là: tổng hợp từ nhiều nguồn nguyên liệu và đều qua chế biến nên hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ tiêu hoá, hấp thu, hợp vệ sinh và tiện lợi trong bảo quản, vận chuyển và sử dụng. Sản xuất công nghiệp nên giá thành hạ. Hiệu quả chăn nuôi cao khi sử dụng hợp lý thức ăn đậm đặc.
* Phân loại thức ăn đậm đặc. Dựa vào thành phần thức ăn đậm đặc mà phân ra các loại
  • Thức ăn đậm đặc. Thành phần chính là thức ăn tinh, có trộn thêm khoáng, vitamin, kháng sinh và các chất có hoạt tính sinh học khác. Khi sử dụng trộn thêm với thức ăn thô, xanh, củ quả, nhiều nước để có khẩu phần hoàn chỉnh.
  • Thức ăn siêu đậm đặc. Thành phần gồm đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng theo nhu cầu của đối tượng vật nuôi. Khi sử dụng chỉ cần cho vật nuôi ăn theo hướng dẫn trên bao bì và uống đủ nước.
  • Thức ăn đậm đặc bổ sung là hỗn hợp nhằm bổ sung khoáng, vitamin, kháng sinh, kích tố, hoặc các hoạt chất sinh học khác. Khi sử dụng chỉ bổ sung với lượng nhỏ (theo hướng dẫn) để hiệu quả sử dụng khẩu phần tăng lên.
Trên cơ sở hiểu biết cơ bản về các loại thức ăn trên đây, người chăn nuôi sẽ lựa chọn và chế biến, bảo quản, sử dụng cho phù hợp với từng đối tượng vật nuôi và điều kiện chăn nuôi cụ thể.

 2. Tác dụng thành phần dinh dưỡng trong thức ăn

- Tác dụng của protein
Protein là thành phần quan trọng cấu tạo nên các tổ chức; giữ chức năng sinh học quan trọng trong các enzyme trao đổi chất, các hormon, các chất kháng thể.
Thức ăn protein sau khi được tiêu hóa, hấp thu dưới dạng các acid amin. Các acid amin sẽ theo máu về gan tuần hoàn tới các mô bào.
Ngoài các acid amin có nguồn gốc từ thức ăn, máu còn tiếp nhận các acid amin là sản phẩm của quá trình phân giải protein trong các tổ chức.
 Các acid amin tham gia vào quá trình chuyển hóa trong cơ thể

Cơ thể động vật khác với cơ thể thực vật là nó không tự tổng hợp được toàn bộ các acid amin. Những acid amin cơ thể không tự tổng hợp được mà phải lấy từ nguồn thức ăn bên ngoài vào gọi là các acid amin không thay thế (cần thiết, thiết yếu). Tùy theo loại gia súc, giai đoạn sinh trưởng, phát dục và mối quan hệ chuyển hóa lẫn nhau mà số lượng các acid amin không thay thế ở các loại gia súc có khác nhau.
 
Các acid amin không thay thế ở gia súc, gia cầm
Acid amin
Lợn
Lysine
Methionine
Tryptophan
Valine
Leucine
Isoleucine
Threonine
Phenylalanine
Histidine
Arginine
+
+
+
+
+
+
+
+
+
 
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
 
Ngoài ra, đối với gà, các acid amin glycine, glutamic, proline, tyrosine, cystine là những acid amin không thay thế trong những điều kiện nhất định.
So với nhu cầu của gia súc, thức ăn thường thiếu lysine, methionine và tryptophan. Vấn đề bổ sung các acid amin không thay thế cho gia súc bằng con đường thức ăn là vấn đề rất cần thiết, nếu thêm các acid amin còn thiếu vào khẩu phần thức ăn gia súc thì nhu cầu protein của gia súc sẽ giảm thấp hơn so với khi chưa bổ sung. Giữa protein động vật và protein thực vật có thành phần các acid amin không thay thế khác nhau.
 
Thành phần acid amin không thay thế trong
một số loại thức ăn
Acid amin
 
Thức ăn
Histi-
dine
Leu-cine
Trypto-
phan
Phenyl-
alanine
Valine
Methi-
onine
Threo-
nine
Leu-cine
 
Izoleu-
cine
Lúa mì
2,1
2,7
1,2
5,7
4,5
2,5
3,3
6,8
3,6
Ngô
2,2
2,0
0,8
5,0
5,0
3,1
3,7
22,0
4,0
Ðỗ tương
2,3
5,8
1,2
5,7
4,2
2,0
4,0
6,6
6,7
Lạc
2,1
3,0
1,0
5,4
8,0
1,2
1,5
7,0
3,0
Sữa bò
2,6
7,5
1,6
5,7
8,4
3,4
4,5
11,3
8,5
Trứng gà
2,1
7,2
1,5
6,3
7,3
4,1
4,9
9,2
8,0
Thực hiện sự cân đối các acid amin trong khẩu phần là biện pháp giảm thấp mức tiêu hao protein có hiệu quả nhất trong chăn nuôi hiện nay. Ðể thực hiện sự cân đối này, trong chăn nuôi lợn và gia cầm người ta sử dụng nhiều protein có nguồn gốc động vật hoặc bổ sung các acid amin không thay thế. Các acid amin này tổng hợp bằng con đường hóa học hoặc vi sinh vật. Để đánh giá chất lượng của protein trong thức ăn, người ta dùng chỉ tiêu giá trị sinh vật học của protein.
Giá trị sinh vật học của protein phụ thuộc vào loại thức ăn (protein động vật cao hơn thực vật) vào loại gia súc sử dụng thức ăn, vào phương pháp chế biến sử dụng thức ăn. Có hai biện pháp chính nhằm nâng cao giá trị sinh vật học của protein trong thức ăn.
Hỗn hợp các loại thức ăn với nhau. Thí dụ: trong thí nghiệm với chuột, thức ăn không hỗn hợp thì protein ngô có giá trị sinh vật học 60%, sữa là 85% nhưng khi hỗn hợp ba phần ngô với 1 phần sữa, giá trị sinh vật học của protein hỗn hợp là 76%.
Nguyên nhân của sự tăng này là sự bổ sung cho nhau giữa các acid amin không thay thế trong hỗn hợp có lợi cho quá trình trao đổi, sử dụng acid amin trong cơ thể.
Xử lý nhiệt: chẳng hạn hạt đậu tương được xử lý 105oC trong 90 phút, giá trị sinh vật học của nó tăng hai lần so với khi còn sống.
Nguyên nhân của sự tăng này là do nhiệt độ đã phá hủy chất ức chế men tripxin có trong đậu tương giải phóng methionin trong các liên kết phức tạp, vì vậy cơ thể sử dụng protein và acid amin tốt hơn.
Tuy vậy, nhiệt độ cao có thể làm các acid amin có trong protein liên kết với các hợp chất khó bị phân giải, làm giảm tỷ lệ tiêu hóa, giảm giá trị sinh vật học của protein. Do đó biện pháp xử lý nhiệt thường được áp dụng đối với hạt họ đậu nhưng với giới hạn nhiệt độ và thời gian nhất định.
 
Tác dụng của lipid
Lipid là chất dinh dưỡng cần thiết đối với cơ thể vì:
- Là thành phần quan trọng trong cấu trúc tế bào.
- Là chất oxy hóa cho nhiệt năng lớn nhất: gấp 2,25 lần so với glucid và protein.
- Là dung môi hòa tan một số vitamin A, D, E, K nhờ đó nó xúc tiến quá trình hấp thu các vitamin này trong cơ thể.
Trong chăn nuôi, ít thấy trường hợp gia súc mắc bệnh thiếu mỡ, nhưng cũng như các acid amin, cơ thể không tự tổng hợp được một số acid béo nhất định như acid alinoleic, đây là loại acid béo có nhiều trong cỏ xanh, khô, cao lương, ngô,...
Trong cơ thể, nguồn dự trữ năng lượng lớn nhất cũng là lipid, nó được tích lũy trong các mô ở dưới da hoặc trong xoang bụng. Mỡ loài nhai lại mang nhiều acid béo bão hòa hơn ngựa. Cho lợn ăn nhiều thức ăn bột, đường, mỡ lợn sẽ chứa nhiều acid béo bão hòa nhưng nếu cho ăn nhiều thức ăn chứa nhiều acid béo chưa bão hòa thì hàm lượng các acid béo này sẽ tăng lên trong mỡ lợn, làm tăng chỉ số iôt của mỡ, làm mỡ nhão, dễ bị ôi hỏng khi bảo quản.